Lịch sử Quảng Nam Đà Nẵng

Lịch sử chia tách Quảng Nam Đà Nẵng

Lịch sử chia tách Quảng Nam Đà Nẵng

Để quý khách có các nhìn rõ hơn về mối liên hệ giữa tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, bài viết nói về lịch sử Quảng Nam Đà Nẵng chia tách trước đây kể từ đó sinh ra món chả bò Quảng Nam hay món chả bò Đà Nẵng có mối liên hệ chặt chẻ, để thế hệ con cháu sau này có cái nhìn tổng thể lịch sử quê hương Quảng Nam Đà Nẵng.

1.Lịch sử trước năm 1996

 

Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành, năm 1306 theo thỏa ước giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông, vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (bắc Hải Vân) và châu Rí tức Hóa Châu (Nam Hải Vân) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc

Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn là Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghĩa Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị.

Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 – Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây.

Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước. Người Việt (Kinh) có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471, cùng với người Chăm pa, người Hoa. Ngày nay, ở Quảng Nam, ngoài người Việt thuần gốc, người Hoa, còn có người Việt (Kinh) có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc (người Minh Hương).

Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Hội An được chọn là điểm giao thương duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay gọi Quảng Nam Quốc. Bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã góp phần vào tiến trình mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng – xứ Quảng. Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn”.

Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu, nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng… Quan lại lợi dụng hành hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự làm khổ dân. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773, khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân Quảng Nam đã phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam.

Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước. Về hành chính, vua chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ-Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam doanh.

Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam được chia thành 8 phủ, huyện gồm Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, và Tiên Phước.

Năm 1888, dưới thời vua Thành Thái Đà Nẵng thị tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp.

Sau Hiệp định Gonèvo, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Quảng Nam (1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam ở phía Bắc gồm các quận Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, và Thường Tín và Quảng Tín ở phía Nam gồm Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ.

Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị. Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng gồm Thành phố Đà Nẵng và các huyện Hoà Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My.

2. Lịch sử sau năm 1996

Lịch sử Quảng Nam Đà Nẵng

Ngày 6-11-1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách tỉnh Quảng Nam thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương: tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng. Bộ máy hành chính mới của hai đơn vị bắt đầu hoạt động từ ngày 1-1-1997.

2.1 Tỉnh Quảng Nam

Diện tích tự nhiên: 10.406,34km2
Dân số: 1.364.599 người
Tỉnh lỵ: Thị xã Tam Kỳ
Đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh: 12 huyện, 2 thị xã
Đơn  vị  hành  chính  trực  thuộc  huyện,  thị: 12  thị  trấn,  12 phường, 193 xã
1- Thị xã Tam Kỳ gồm 7 phường, 13 xã.
2- Thị xã Hội An gồm 5 phường, 7 xã.
3- Huyện Điện Bàn gồm 1 thị trấn, 15 xã.
4- Huyện Quế Sơn gồm 1 thị trấn, 16 xã.
5- Huyện Hiệp Đức gồm 1 thị trấn, 10 xã.
6- Huyện Tiên Phước gồm 1 thị trấn, 14 xã.
7- Huyện Núi Thành gồm 1 thị trấn, 14 xã.
8- Huyện Duy Xuyên gồm 1 thị trấn, 13 xã.
9- Huyện Đại Lộc gồm 1 thị trấn, 15 xã.
10- Huyện Thăng Bình gồm 1 thị trấn, 20 xã.
11- Huyện Hiên gồm 1 thị trấn, 20 xã.
12- Huyện Nam Giang gồm 1 thị trấn, 8 xã.
13- Huyện Phước Sơn gồm 1 thị trấn, 8 xã.
14- Huyện Trà My gồm 1 thị trấn, 20 xã.

2.2 Thành phố Đà Nẵng

Diện tích tự nhiên: 942,46km2
Dân số: 663.115 người
Đơn vị hành chính trực thuộc thành phố có 5 quận, 1 huyện trong đất liền và 1 huyện hải đảo, với 33 phường, 14 xã.
1- Quận Hải Châu gồm 12 phường.
2- Quận Thanh Khê gồm 8 phường.
3- Quận Sơn Trà gồm 7 phường.
4- Quận Ngũ Hành Sơn gồm 3 phường.
5- Quận Liên Chiểu gồm 3 phường.
6- Huyện Hòa Vang gồm 14 xã.
7- Huyện Hoàng Sa gồm 2 nhóm đảo Bắc và đảo Tây với 17 hòn đảo.
Thông tin từ đặc sản Quangnamfood chia sẻ – Quý khách cần hỗ trợ hãy liên hệ 0799.868.272 để được hỗ trợ.